SÀN FOREX VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Nhắc đến thị trường tài chính thì không thể bỏ qua sàn tài chính Forex, đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới với sự công nhận và cấp phép giao dịch nhiều loại tài sản khác nhau như ngoại tệ, vàng, dầu thô, bạch kim… tại các quốc gia trên thế giới. 

Vậy bạn đã biết chính xác ý nghĩa của sàn Forex chưa ? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về sàn Forex nhé.

1. Sàn Forex là gì?

Các công ty, đơn vị tài chính phục vụ nền tảng giao dịch các cặp tỷ giá Forex để các nhà giao dịch mua bán được gọi với thuật ngữ là sàn Forex, broker hoặc nhà môi giới Forex. Có thể hiểu đơn giản, các sàn Forex là nơi trung gian để người mua và người bán kết nối với nhau, tạo sự thanh khoản và lưu thông nhất quán trên thị trường ngoại hối.

Trên các sàn Forex, nhà đầu tư có rất nhiều lựa chọn để tham gia giao dịch với các công cụ tài chính như: hàng hóa, chỉ số chứng khoán, các cặp tiền tệ, cổ phiếu hoặc kim loại quý… Các sàn Forex sẽ duy trì hoạt động bằng cách thu các khoản phí như phí hoa hồng, phí qua đêm và Spread…

Đối với một thị trường lớn và đa dạng sản phẩm như Forex việc có sàn giao dịch tập hợp, hỗ trợ các điều kiện giao dịch được tốt nhất sẽ giúp nhà đầu tư an tâm hơn khi tham gia thị trường.

2. Phân loại sàn Forex

Theo tốc độ phát triển như hiện tại của thị trường Forex thì càng có sàn giao dịch được ra đời với cách thức hoạt động khác nhau. Chúng ta có thể dựa vào các thức hoạt động này để chia sàn Forex thành 2 loại: Dealing Desk (DD) và No Dealing Desk.

2.1. Sàn Forex Dealing Desk

Sàn Dealing Desk (DD) là sàn ôm lệnh hay còn được gọi với tên Market Maker (người tạo ra thị trường). Đây là hệ thống khớp lệnh nội bộ được sàn Forex xây dựng nhằm đánh song song lệnh khi khách thực hiện các lệnh giao dịch.

Sàn Dealing Desk Broker tạo ra nơi thực hiện giao dịch cho nhà đầu tư. Khi bạn muốn mua, sàn Forex sẽ bán và ngược lại khi chúng ta muốn bán, sàn sẽ mua. Ta có thể hiểu vị thế lúc này của sàn Forex luôn là đối lập song song.

Ví dụ, khi sàn Forex có lượng khách mua vào 60 lot vàng, đồng thời có 60 lot vàng được bán ra, lúc này sàn Forex có nhiệm vụ tự động khớp lệnh giữa số lượng mua và bán.

Chi phí chênh lệch trong cuộc mua bán của 2 bên (Spread) sẽ được thu bởi sàn Forex. 

Nhận xét về sàn ôm lệnh – Dealing Desk (DD)  :

  • Lợi thế thanh khoản cao, thanh lý hoặc mua bất kì tài sản nào cũng nhanh và tiện.
  • Khách hàng của sàn Đ sẽ không nhìn thấy tỷ giá liên ngân hàng của thị trường nhưng bạn không cần lo lắng vì hầu hết các sàn ôm lệnh đều đưa ra tỷ giá rất gần với giá liên ngân hàng.

2.1. Sàn Forex No Dealing Desk

Sàn Forex dạng No Dealing Desk hay còn gọi là sàn chuyển lệnh, loại sàn này không giữ các lệnh giao dịch của nhà đầu tư mà sẽ chuyển cho nhà đầu tư khác sao cho việc giao dịch thanh khoản xảy ra nhanh nhất có thể. 

Theo một cách nghĩ khác, sàn Forex chuyển lệnh là cầu nối giữa các nhà đầu tư để tăng khả năng thành công trong giao dịch. Lợi nhuận của sàn loại này là từ các khoản hoa hồng nhỏ không đáng kể.

Nhận xét về sàn chuyển lệnh – No Dealing Desk:

  • Sàn chuyển lệnh sẽ liên tục chuyển lệnh của nhà đầu tư lên thị trường nhầm thanh khoản tài sản của bạn.
  • Sàn sẽ không nắm giữ lệnh nên lỗi lệch lệnh khiến thanh khoản bị chậm nhưng không thường xảy ra.

Sàn No Dealing Desk  chia thành 2 sàn STP và ECN + STP:

  • Sàn STP – Straight Through Processing:

Sàn STP còn được gọi là sàn cung cấp thanh khoản, hiện thống STP sẽ kết nối trực tiếp các lệnh giao dịch của khách hàng đến nhà thanh khoản, có thể là ngân hàng, quỹ đầu tư hoặc các sàn Forex khác…

Giá Bid / Ask của mỗi nhà cung cấp thanh khoản sẽ khác nhau, càng kết nối được nhiều nhà thanh khoản thì khả năng sàn STP cung cấp giá tốt nhất cho khách hàng.

Họ sẽ điều chỉnh tăng Spread một chút để hưởng chênh lệch trên mỗi giao dịch vì đây là nguồn thu chính của sàn STP. Vì thế, khi giao dịch tại đây, người mua sẽ phải mua với mức giá cao hơn và người bán sẽ chịu mức giá thấp hơn.

  • Sàn ECN – Electronic Communications Networks:

Sàn ECN là sàn cho phép các lệnh giao dịch của khách hàng có thể trực tiếp tương tác với nhau. Những người tham gia giao dịch tại ECN có thể là ngân hàng, trader … sàn này sẽ nhận lệnh và chuyển cho các đối tượng tham gia giao dịch trên.

Bản chất giao dịch này là các nhà giao dịch sẽ đưa ra các mức giá Bid/Ask tốt nhất. Sàn ECN cho phép khách hàng nhìn thấy độ sâu của thị trường bằng cách hiển thị tất cả lệnh mua và bán của người tham gia, do đó họ không thể tăng Spread để thu lợi nhuận. Thu nhập chính là kiếm hoa hồng trên mỗi giao dịch.

Về bản chất, những người tham gia giao dịch với nhau bằng cách đưa ra các mức giá Bid/Ask tốt nhất. ECN cho phép khách hàng nhìn thấy độ sâu thị trường bằng cách hiển thị tất cả các lệnh mua và lệnh bán của những người tham gia. Do đó, các sàn giao dịch ECN không thể tăng spread để kiếm lời, thu nhập chính của họ kiếm được chính là phí hoa hồng trên mỗi giao dịch.

3. Sản phẩm của sàn Forex

Các cặp tiền tệ là sản phẩm chính tại sàn Forex. Nhưng để đa dạng các mục đầu tư thì các sàn còn cung cấp thêm nhiều sản phẩm tài chính khách như:

– Cặp tiền tệ, hiện được chia thành 3 loại:

  • Cặp tiền chính (EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD, AUD/USD, USD/CHF…).
  • Cặp tiền chéo (EUR/GBP, EUR/JPY…)
  • Cặp tiền ngoại lai là sự kết hợp của tiền tệ chính và tiền của một nền kinh tế mới nổi.

– Cổ phiếu đến từ các công ty trên thế giới.

– Chỉ số chứng khoán như cổ phiếu hoặc trái phiếu.

– Các loại hàng hóa nông sản phổ biến như cà phê, lúa mì, bông…

– Năng lượng như dầu thô, gas, dầu WTI…

– Các loại tiền điện tử phổ biến.

4. Các loại phí giao dịch trên sàn Forex

Do hầu hết lợi nhuận tại các sàn Forex đều từ phí hoa hồng, chênh lệch… nên nhà đầu tư cần nắm vững để tính toán lợi nhuận, quản lý vốn đầu tư tốt hơn.

  • Chênh lệch Spread

Phí Spread là chênh lệch mà sàn thu dựa trên chênh lệch giá so với thị trường. Ví dụ, khi thị trường giao dịch cặp tiền AUD/USD ở mức giá mua là 0.6858, họ sẽ báo mức giá cao hơn một chút. Lúc này, nếu bạn đóng lệnh giao dịch, thì sàn sẽ thu được khoản chênh lệch đó.

Các sàn giao dịch hiện đang áp dụng 2 loại Spread là Spread cố định và thả nổi.

Phí Spread cố định sẽ phù hợp với thị trường biến động mạnh bởi nó không bị tác động bởi những biến động đó.

Phí Spread thả nổi thì ngược lại, nó sẽ biến đổi theo biến động chung của thị trường.

  • Phí hoa hồng – Commission

Phí hoa hồng là mức phí tính trên mỗi lệnh giao dịch thành công. Mỗi sàn giao dịch sẽ có mức phí hoa hồng riêng và thường không cao, thậm chí có nhiều sàn sẽ không thu phí hoa hồng.

  • Phí qua đêm – Swap

Phí qua đêm là khoản phí nhà đầu tư phải trả khi muốn giữ lệnh qua đêm. Mức phí này thường được tính từ 22:00 giờ (theo giờ của Anh – GMT) hoặc từ 17:00 theo giờ của Mỹ cho đến phiên giao dịch hôm sau. Phí qua đêm sẽ tính gấp 3 lần vào ngày thứ 4 nhằm bù cho các ngày cuối tuần không có phiên giao dịch.

Phí qua đêm được tính từ chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền tệ mà bạn đang giao dịch. Trong trường hợp cặp tiền bạn mua lãi cao hơn cặp tiền mượn thì sẽ được hoàn phí qua đêm và ngược lại, nếu lãi thấp hơn sẽ phải trả phí cho sàn.

  • Khoản phí khác

Sàn Forex sẽ phát sinh những khoản khác như:

  • Phí rút tiền và gửi tiền.
  • Phí để duy trì tài khoản.
  • Phí ẩn như phí không hoạt động đủ khối lượng giao dịch của tháng, phí hoa hồng bổ sung….

5. Những điều cần lưu ý khi tham gia sàn Forex

  • Lựa chọn sàn giao dịch uy tín.
  • Ưu tiên sàn có nền tảng giao dịch ổn định.
  • Tham khảo những sàn có chi phí giao dịch hợp lý.
  • Chọn mức đòn bẩy hợp lý, phù hợp.
  • Dịch vụ khách hàng tốt.

6. Kết luận

Hy vọng, qua bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm về sàn Forex, cách hoạt động cũng như những lưu ý đáng nhớ để tham gia giao dịch một cách vững tâm nhất.

Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận